PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (tập III A 6)
(PHÂN ĐOẠN 6 TRUYỆN KÍ THỨ 9)
TRẦN XUÂN AN
BẮC KÌ, TƯỞNG CHỪNG LẶP LẠI
Truyện kí thứ chín
(phân đoạn 6)
23
Vua Tự Đức đang lâm bệnh, nhưng nhà vua cũng cố gắng ngồi dậy thiết triều để chung niềm vui chiến thắng với các quan tại kinh cùng thần dân kinh đô Huế và quan dân cả nước. Sau buổi thiết triều đầy tinh thần quyết chiến, một mất một còn, bởi thế cỡi hổ đã thành ấy, nhà vua lên ngự giá trở về long sàng.
Các đại thần bấy giờ còn đứng ở Điện Văn minh. Triều thần vẫn đang tiếp tục bàn với nhau có nên hay không nên tâu xin mở tiệc khao quân để quân binh và thần dân lấy lại khí thế.
Quan quản lí Binh Bộ sự vụ Trần Tiễn Thành phản đối:
- “Trận tuy thắng nhưng phỏng có ích gì! Giết Henry Rivière mới là trừ được một người thù. Nhưng rồi đây sẽ có trăm ngàn người Pháp khác thay cho Henry Rivière. Trận ô Cầu Giấy không lợi gì hết mà chỉ hại cho việc giao thiệp của hai nước sau này. Mai mốt quân Pháp lại kéo ra đánh lấy Hà Nội, rồi dần dần đánh lấy cả thành Huế này nữa thì quân ta chống sao được…” (224) .
Thượng thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết đã từ lâu rất căm giận Trần Tiễn Thành, ông nói:
- Thật là hèn nhát! Là người sống trên Đất nước này, phải xả thân để trả nợ nước, nữa là ăn cơm vua, gạo dân Đại Nam, lẽ nào lại chỉ tính chuyện đầu hàng giặc. Nông nỗi quân binh yếu hèn đến thế là vì ai, quan Văn minh điện đại học sĩ hẳn tự biết! Quan lớn không biết xấu hổ cho bản thân mình sao? Hơn nữa, lúc này đã có quân Tàu hậu thuẫn, họ sẽ nỗ lực giúp ta…
Chưa bao giờ Trần Tiễn Thành bị mắng thẳng trước mặt giữa triều thần như thế. Mặc dù bệnh, nhưng ông ta thấy cần phải nói để lấy lại uy lực gần đây bị xói mòn không ít do những lời chỉ trích của triều thần. Trần Tiễn Thành cũng không kịp kìm cơn giận âm ỉ bấy lâu, nay không thể không nổ bùng. Ông ta cãi vả kịch liệt với Tôn Thất Thuyết.
Một lát, Trần Tiễn Thành nói chậm lại, môi run run vì bị kích động:
- “Tôi là người Tàu, lẽ tự nhiên là tôi phải nói hay cho nước Tàu. Song cứ xét ở thực sự thì quân Pháp tuy ít nhưng tinh nhuệ, lại có khí giới chỉnh bị. Quân Tàu và ta tuy đông nhưng không có thao luyện. Quân Tàu, tôi dám chắc rằng không thể thắng được quân Pháp” (224) .
“Tôn Thất Thuyết không bàn nữa, phủi áo quần đứng dậy, nói” (224):
- “Ông là người Tàu mà ông khinh nước Tàu, không biết nhục!” (224) .
“Phái chủ chiến do Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chủ trương. Chủ hoà, do Trần Tiễn Thành đứng đầu…” (224) . Các triều thần, dù “hoà” hay chiến, thấy đã đến lúc không thể không can thiệp. Một tham tri nói:
- Xin quan thượng thư Bộ Hộ nói cho một tiếng, không nên mất đoàn kết trong nội bộ thế này.
Từ khi xảy ra cuộc tranh luận dữ dội, quan Bộ Hộ họ Nguyễn chỉ im lặng. Ông cũng thấy không nên để cuộc đấu khẩu này to tiếng hơn, ông nói:
- Tôi xin hai quan lớn Bộ Binh bớt giận dữ. Chuyện đâu có đó, nguôi giận hãy bàn tiếp, để cùng nhau giải quyết vụ việc. Thật ra, chuyện mở tiệc khao quân hay không cũng chưa được sắc dụ ban cho đình nghị. Đây cũng không phải nơi bàn việc để tâu trình. Vả lại, vấn đề lớn hơn nhiều, đằng sau vụ việc này, đó mới là cái phải quan tâm. Tôi chỉ nói vắn tắt, “thế cỡi hổ đã thành” ! Thật sự ta không đánh bọn Pháp, chúng cũng đánh ta. “Hoà” cũng không được nữa, mặc dù “hoà” là hạ sách, đau lòng và nhục nhã vô kể. Tục ngữ ta có câu: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh”. Cực chẳng đã mà đức vua bản triều phải “hoà” với Pháp và Y, ngay nước Thanh cũng phải “hoà” với Nga, Đức, Anh, Mỹ, Pháp… Nhưng lúc này, một là, không chiến thì bọn Pháp không lùi chân, không chùn tay; hai là, chúng lại quyết đánh ta đến cùng. Vậy thì không thể không chiến. Dứt khoát phải chiến. Phải giành giữ cái thế không khuất phục, mới nói chuyện với bọn Pháp được (225). Không thể cứ chuyên nhất một đường lối chủ “hoà”, mà phải biết linh hoạt, kinh quyền, “dĩ bất biến ứng vạn biến” (lấy cái bất biến [là tinh thần yêu nước, chống Pháp] mà ứng xử tuỳ mọi tình thế [giữa địch và ta…]). – Thượng thư Nguyễn Văn Tường nói –. Tôi chỉ xin hai quan Bộ Binh giữ tình đoàn kết và cũng chỉ xin nói như vậy.
Thượng thư Nguyễn Văn Tường muốn nói thêm một điều nữa: Nếu bị bọn Pháp dồn đến mức cuối cùng, thì cũng quyết đánh một trận tối hậu rồi chết cũng đành, bởi đạo lí nghìn đời là “thà chết vinh còn hơn sống nhục” (ninh thụ tử [vinh], bất ninh [sinh] thụ nhục) . Rồi người khác, hay thế hệ sau, sẽ tìm cách cứu gỡ khỏi ách nô lệ. Lớp sau sẽ có lớp sau nữa kế tiếp. Và cứ như thế. “Tre già măng mọc”, lo gì! Ông không muốn nói ra thành lời, bởi ông ngại các quan đang đứng xung quanh sẽ suy diễn ra: Thượng thư Nguyễn Văn Tường chấp nhận triều Nguyễn sụp đổ tan nát trong vinh quang, để sử sách sẽ nhìn đời ca ngợi như đã từng ca ngợi và mãi mãi ca ngợi triều đại Hai Bà Trưng, triều đại Mai Hắc Đế, triều đại Hậu Trần…
Nhưng không ai nói gì nữa. Họ thi lễ rất đúng phong thái kẻ sĩ đại quan, chào nhau, ra về.
24
Tháng tư nguyệt lịch Quý mùi (1883), nhân dân các tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình lại gặp cơn giáp hạt, đói kém. Bộ Hộ của thượng thư Nguyễn Văn Tường phải lo toan việc phát chẩn cho dân vượt qua nỗi ngặt nghèo (226). Hơn nữa, nhà vua đang trong những ngày chống chỏi một cách tuyệt vọng với những cơn ho liên tục, với ung nhọt căng cứng sau lưng, không thuốc thang, mổ xẻ nào lành lặn hẳn. Do đó, tiệc khao quân phải đình hoãn, chỉ treo cờ khắp kinh thành và các tỉnh thành để thể hiện niềm vui, tự hào chiến thắng. Chiến thắng mà không vui lại là một sai lầm, khiến người dân hoang mang không hiểu vì sao, rất không tốt.
Quân thứ Bắc Ninh chợt có tin quân báo, quân thứ Sơn Tây và vài toán quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc lại hành binh xuống đánh tiếp, mở trận địa ngay tại mặt phố Hà Nội (227). Tham tán Bùi Ân Niên, tổng đốc Trương Quang Đản liền cho quân vượt sông Hồng, hội quân lại, cùng quyết đánh bọn Pháp (227). Quân Bắc Ninh được lệnh đem súng lớn đến đặt trên đê Nhị Hà (sông Hồng), bắn suốt mấy ngày. Tàu binh của quân Pháp không khỏi bị tổn thương, có một, hai chiếc thủng cả mạn tàu, có chiếc gãy đổ cột buồm, nghiêng nghiêng bỏ chạy như chú gà chiến bại. Bọn Pháp không dám nghênh chiến. Rất tiếc quân ta không có thuỷ quân với tàu chiến tối tân để tiếp tục rượt đuổi tàu Pháp.
Sau đó, quân thứ Sơn Tây rút về phủ Hoài Đức (Hà Nội). Nước lũ mùa hạ lại tràn về, sông Hồng cuồn cuộn sóng, mực nước dâng lên từng khắc một. Các cỗ súng phải chuyển dời về đặt trên bờ sông Chiêm Đức, binh dõng về cố thủ Gia Lâm, tăng cường phòng bị (227).
Rất nức lòng và mong tin chiến thắng, trên giường rồng, vua Tự Đức cố nén cơn đau âm ỉ và ran ran trong ngực ngỡ có khi ngạt thở, để cầm bút châu phê: “Binh luyện sao dã rút về! Không trách mấy ngày nay mong tin thắng trận không thấy. Đánh giặc chỉ có hai quân thứ các ngươi, bọn ngươi đều nên nghĩ kĩ, làm thế nào cho xứng đáng mới được” (227) .
Dẫu chưa thắng lớn, đó cũng là một tin vui từ mặt trận.
Tháng tư nguyệt lịch Quý mùi (1883) vẫn lần lượt ngày nối ngày trôi qua trong nỗi mong chờ tin báo tiệp.
Nhưng từ Gia Định, khâm phái lãnh sự Nguyễn Lập tâu trình ông ngã bệnh, xin về để điều trị. Nguyễn Thành Ý được lệnh dụ vào thay (228). Và một tin cấp báo khác: người khách (nước Thanh) tên là Chu Nhi lại giả mạo làm phái viên Tây dương, doạ nạt phố Hà Nội. Lệnh chém liền ban ra (229).
Giặc biển tháng trước mới quấy nhiễu thành phủ Thái Bình tỉnh Nam Định. Lực lượng đến sáu mươi (60) tàu thuyền và khoảng năm đến sáu trăm tên hải tặc. Tạ Hiện, Hoàng Văn Phú ở sở tại cùng quân tỉnh bạn Hưng Yên quét sạch chúng khỏi thành (231). Tháng năm nguyệt lịch, Quảng Yên lại đánh bắt bọn hải tặc, thắng trận (230). Những tên Bình, tên Mía, tên Nghĩa là tướng giặc đều chịu rơi đầu (231). Nội phỉ vẫn còn chưa dứt hẳn, thậm chí chúng toan đục nước béo cò!
Tháng tư, bố chính sứ Quảng Tây Từ Diên Húc, người đã nhiều lần xướng hoạ thơ văn với thượng thư Nguyễn Văn Tường hồi ông còn là tán lí quân vụ, lại từ Lạng Sơn đến Bắc Cần (232).
Ở kinh đô, thượng thư Nguyễn Văn Tường theo dõi và trực tiếp chỉ đạo cho Bùi Ân Niên tiếp xúc với Từ Diên Húc. Bùi Ân Niên đến gặp họ Từ, thương thuyết về hiện tình Bắc Kì. Từ Diên Húc nói: “Sang lần này, tất vì nước Nam cứu ứng, duy mùa xuân năm nay, Lý Hồng Chương gặp mặt, trách công sứ Pháp ở Thiên Tân [Trung Hoa] là Bảo Hải [:Bourrée], nói “Nước Nam là thuộc quốc cũ của nước Thanh, đã hoà, sao được cùng phạm”. Bảo Hải đưa trình tờ “hoà” ước. Trong “hoà” ước có câu “Nước nam là nước tự chủ”. [Bảo Hải (Bourrée)] bảo rằng, không can thiệp gì đến Trung Quốc, cho nên Trung Quốc lấy giúp ngầm làm chủ, cốt không cho nước ấy mượn cớ [gây chiến]. [Nhưng] nếu quả là [hai nước Trung, Pháp] cùng xâm phạm [đến “hoà” ước], thì tất phải chiến tranh. Nay đã giúp súng ống cho doàn quân Lưu Vĩnh Phúc, lại [đã] khuyên [Lưu Vĩnh Phúc] đánh giúp” (232) .
Bùi Ân Niên về lại doanh trại quân thứ, viết sớ dâng vào kinh. Ở Viện – Bạc, thượng thư Nguyễn Văn Tường đọc thấy: “Bố chính họ Từ sang lần này thực có ý cứu giúp nước ta. Xin sắc cho quan ở bộ viết thư yên ủi, khuyên cố sức mưu toan” (232) . Thượng thư Nguyễn Văn Tường bàn với thượng thư Tôn Thất Thuyết rồi tâu lên vua. Vua chuẩn y.
Tháng năm nguyệt lịch Quý mùi (1883), công việc ngoại giao vẫn lại tiếp diễn. Từ Diên Húc cùng với thống lãnh Hoàng Quế Lan, Triệu Ốc chuyển quân đến Bắc Ninh, lại phái tiến sĩ chủ sự Đường Cảnh Tùng đem hai trăm (200) quân tinh nhuệ đến đóng kề doanh trại Lưu Vĩnh Phúc, trù tính kế hoạch. Bùi Ân Niên khoản đãi, và nói: “Quý đại nhân sang lần này có tờ dụ rõ ràng. Vua nước Thanh dụ cho giữ gìn Bắc Kì. Xin hết sức giúp cho” (232) . Từ Diên Húc là bảo, “định vài ngày nữa [sẽ] về Long Châu [ở Trung Quốc], bàn định công việc” (232) .
Nằm trên giường bệnh, vua bảo: “… Sao đi lại nhiều quá thế! Phụ lòng trông ngóng người thì sao? Bọn ngươi nên gia tâm thương thuyết với viên bố chính ấy, xem cơ sự, hết sức làm việc” (232) .
Tình huống ấy khiến thượng thư Nguyễn Văn Tường, người chủ trương kiến nghị, được chuẩn y và được giao phó đặc trách liên minh quân sự với Trung Quốc, rất đỗi âu lo, nhất là từ tháng tư Quý mùi (1883), lúc ông nhận được tin từ phái bộ do Phạm Thận Duật dẫn đầu, hiện đang trú tại Thiên Tân (ở Trung Quốc):
“… Tháng hai [năm Quý mùi, 1883, trước thời điểm này hai tháng]… bọn [Phạm] Thận Duật đến Thiên Tân thì nước Pháp đã có thư đến, nói không chịu điều đình, và vin lấy cớ hoà ước năm Giáp tuất [1874] có câu: “Nước Đại Nam có quyền tự chủ, không phải theo phục nước nào”, [để] không cho nước Thanh nhận nước ta làm thuộc quốc. [Pháp] lại rút sứ [thần] Bảo Hải [:Bourée] về, mà cho Lý Đức Cố [:Tricou] sang thay. Sau [tức tháng tư, tháng năm này], [Pháp] lại lấy việc thuỷ sư nước [Pháp] ấy Lý Ba Lợi [:Henry Rivière] chết ở ô Cầu Giấy làm thâm thù, lí luận càng không ăn thua gì. Lý Hồng Chương lại đưa thư, báo cho Tăng Kỷ Trạch, là khâm sứ nhà Thanh đóng ở nước Anh, sai liên ước với sứ thần các nước Anh, Nga, Phổ, để giảng giải việc ấy, mà cũng chưa có thư trả lời…” (233) .
Dẫu biết không hề hoàn toàn thuận lợi, nhưng đây là tình thế bức bách, không thể không tiếp tục đẩy mạnh để tình thế thuận lợi hơn xuất hiện. Cũng không thể ngồi im chờ thời, mà phải tạo ra sự thuận lợi ấy! Thượng thư Nguyễn Văn Tường đã mật bàn cùng Tôn Thất Thuyết tại nhà vuông mới xây gần đây của Viện Cơ mật – Thương bạc thật tỉ mỉ, với sự dự kiến nhiều khả năng tốt, xấu sẽ xảy ra, cùng nhiều phương án… Hầu như hai đại thần này đã hoàn toàn chịu trách nhiệm trước vận mệnh Tổ quốc, số phận nhân dân, trước vua Tự Đức và các triều thần, biên thần, hoàng thân, tôn thất.
25
Thế là “quân Pháp đã thua. Phái viên nước Pháp ở Hà Nội lại sai người về Gia Định, đem thêm tàu binh chạy đến Bắc Kì. Khâm phái là Nguyễn Thành Ý đem việc tâu [về Huế để được phúc tâu] lên [vua]” (234) .
Vua Tự Đức ra sắc dụ, sau khi nghe Viện – Bạc tấu trình, kiến nghị:
“Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, sau khi đánh được thắng trận, đã lâu ngày, không thấy thừa thế tính lại ngay lại, để cho chúng có thì giờ mưu việc cứu viện. [Như thế] thì đến bao giờ mới phá được sào huyệt, đánh đắm được tàu, cho chúng chạy xa, để lấy lại hai tỉnh, cho yên lòng mọi người.
Vả lại, thế cưỡi hổ đã thành. Ta không tính [:đánh] chúng, chúng cũng tính [:đánh] ta. [Ai] tính [:đánh] trước được thì thắng. Nên cùng lòng, hợp sức tính [:đánh] ngay, khỏi đến nỗi đắp núi còn thiếu một sọt đất. Trẫm hàng ngày mong mỏi các ngươi nên hết lòng tính [:đánh] ngay mới được.
[Trẫm muốn] lại sai [thông] tư cho các quân thứ, các tỉnh biết để cố gắng tính [:đánh] ngay. Và [thông] tư cho khâm sai đóng ở Thiên Tân, khâm phái đóng ở Quảng Đông, bẩm khéo với Lý Hồng Chương và tổng đốc Quảng Đông, trù tính ngay cho, để khỏi sinh khó khăn” (234) .
Lại nghe tin có thể có thuyền buôn gạo giúp lương thực cho giặc Pháp, hiện chúng vẫn đóng tại thành Nam Định, nhà vua liền có lệnh cấm thuyền buôn từ Quảng Bình ra đến Bắc Kì không được đi lại buôn bán ở tỉnh ấy (235). Đồng thời, vào tháng sáu, sợ xảy ra nạn đói, triều đình phải cấm nhân dân Bắc Kì không được chở thuê, bán gạo cho khách buôn, mặc cho Pháp đang thu thuế, cho xuất khẩu gạo (236).
Và tin tức, vào tháng sáu nguyệt lịch, Quý mùi (1883), lại tiếp tục bay về kinh đô: Tàu giặc Pháp, một lớn, một nhỏ, đi đến sông Hát, sông Nhật Chiểu thuộc Sơn Tây! Súng quân địa phương liền nổ. Một tên lính Pháp chết tại chỗ. Tàu giặc Pháp sợ hãi rút ngay (237). Khâm phái lãnh sự Nguyễn Thành Ý ở Gia Định lại bị Pháp trục xuất, với lí do: “Ở đây sợ có hại cho sáu tỉnh [Nam Kì]” (238) !
26
Vua Tự Đức lại trở căn bệnh cũ một cách nguy kịch.
Từ trước tháng chạp năm Nhâm ngọ (1882, bước sang 1883), sau khi Hà Nội thất thủ lần thứ hai khoảng vài tháng, nhà vua biết tình hình rất nan giải, không thể không âu lo, đau xót, nên đã ngã bệnh nặng. Trong thời gian đau ốm ấy, nhà vua đã quở trách hoàng quý phi Vũ thị và ra sắc dụ giáng xuống trung phi với những lời lẽ rất nghiêm, vẫn trên tinh thần luật pháp bất vị thân, cho dẫu đó là người vợ vốn được nhà vua sủng ái, trọng thị nhất: “Thế mà từ khi trẫm bị ốm nặng đến nay… […] … Nên phạt một người để răn trăm người, thấy phép mới biết ơn” (239) . Bệnh trầm kha đau đớn thân xác, khổ đau chua chát về tinh thần, cả hạnh phúc riêng tư cũng không trọn vẹn!
Bệnh lại đỡ. Nhưng “tự hạ tuần tháng tư, [vua Tự Đức] hơi yếu, vài ngày dần khỏi. [Nhà vua vẫn] cố sức làm việc. Những chương sớ các nơi, đều cho theo như thường dâng tâu, tuỳ việc phê phó. Rồi nhân khó nhọc, thành ra ốm nặng. Quan Viện Thái y hầu thuốc không có hiệu quả” (240) .
Khi “vua bị ốm, làm sẵn tờ di chiếu cho hoàng trưởng tử nối ngôi” . Bấy giờ, nhà vua còn “ngồi tựa ghế ngọc” ở Điện Cần chánh, trao tờ di chiếu và cả tờ di chúc cho ba đại thần Viện Cơ mật – Thương bạc. Trần Tiễn Thành đã vâng lệnh vua, đọc di chiếu cho bốn vua tôi cùng nghe. Nguyễn Văn Tường phụng dụ đọc di chúc, cũng với cách thức như thế (241).
DI CHIẾU (242)
“Chiếu rằng:
Trẫm là con thứ hai của bà [vợ] cả [:chánh thất] của đức tiên đế. Nhờ trời đất, ông cha cho nối nghiệp lớn, làm vua nước Nam ba mươi sáu (36) năm nay. [Trẫm] lo sợ hằng ngày, thường sợ không dám làm nổi, khốn nỗi người yếu, đức mỏng, tài kém, lỗi nhiều, đương mong đổi lỗi chưa xong, đâu dám quá nghĩ thành ốm. Duy lo lắng đã lâu, lại thêm khó nhọc; năm trước đã phát bệnh ho, hạ tuần tháng tư năm nay, bệnh bỗng phát to, trăm chứng hư tổn, đều phát ra cả. [Trẫm] đã uống thuốc để chữa, [nhưng bệnh] càng ngày càng tăng.
Lòng thành đến nay mới được hơi có cơ hội. Không may mà vội chết, để [lại nỗi] thương [:đau] đến muôn đời [chưa gỡ được].
[Cơ] trời khó tin, mạnh [:vận mệnh, số mệnh] không thường [:vô thường], phàm việc việc phải dự bị trước. Trẫm nuôi sẵn ba (03) con. Ưng Chân, cố nhiên là học lâu trưởng thành, chính danh đã lâu; nhưng mặt hơi có tật, giấu kín không rõ ràng, sợ sau không sáng; tính lại hiếu dâm; cũng rất là không tốt; chưa chắc đương nổi việc lớn. Nhưng nước cần có vua nhiều tuổi, đương lúc khó khăn này, không dùng hắn thì dùng ai? Sau khi trẫm muôn tuổi, nên cho hoàng tử Thụy quốc công Ưng Chân nối nghiệp lớn, lên ngôi hoàng đế. ([Ưng Chân,] ngươi nên nghĩ kĩ, sáng nghiệp, thủ thành đều khó khăn, nối theo không dễ. [Hãy] không dám bừa bãi chút nào, chỉ mong cho được việc, không thẹn với mệnh trời).
Tấn tôn hoàng thái hậu làm Từ Dụ thái hoàng thái hậu, ngõ hầu trẫm báo ơn muôn phần được một phần. Tôn trung phi làm hoàng thái hậu, coi việc bên trong, dạy bảo vua nối ngôi. Trẫm chỉ có một mẹ một con, ngày thường nương nhờ nhau. Nay không được tống chung mẹ [:tống tiễn mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng, mà mất trước mẹ], là trẫm đại bất hiếu. [Về trung phi,] mẹ con ngươi nên khéo thờ thái hoàng thái hậu, cốt cho vui lòng, ngày càng mạnh khoẻ, tiếng tốt trọn vẹn. Gia pháp bản triều rất nghiêm, từ trước không có lệ buông rèm nghe chính sự.
Bọn Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết cùng ta gặp biết, tuy có sớm muộn hơi khác, mà lòng trung thành, yêu mến, chăm lo như một; từng làm việc nơi cơ yếu đã lâu, thân được chỉ bảo; nếu có gặp việc khó khăn, cũng giải quyết được. Vậy cho Trần Tiễn Thành sung làm phụ chính đại thần; Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết sung cùng là phụ chính đại thần. Bọn ngươi nên nghiêm sắc mặt đứng ở triều đình, giữ mình đứng đắn, đốc suất quan thuộc, mọi việc cùng lòng làm cho thỏa đáng; trên giúp vua nối ngôi điều không biết đến, dưới chữa chỗ lệch lạc cho các quan, để Nhà nước yên như núi Thái Sơn. Thế là không phụ sự ủy thác.
Thống đốc Hoàng Tá Viêm thân tuy ở ngoài [triều đình], thực quan hệ việc biên phòng, lâu nay dẹp yên biên giới Bắc Kì, trung thành, công nghiệp rực rỡ. [Nay trẫm] cho ngươi làm Trấn Bắc đại tướng quân. Các việc quân, bình Tây định Bắc, đều giao cho [ngươi] cả. Ngươi nên cố gắng, chớ bỏ mất mệnh lệnh của trẫm.
Thọ Xuân vương, Tuy Lý quận vương đều là rất thân, tuổi và đức cùng cao, trẫm vẫn kính trọng. Phàm thấy việc Nhà nước có điều gì không phải, nên nói hết để sửa chữa, cho đều được tốt, thế mới [nên] yên trong lòng.
Còn ngoài ra, hoàng thân, quốc thích, các quan lớn nhỏ trong ngoài, đều là phận nghĩa vua tôi, việc gì đợi kể tên, đều đem lòng trung lương để giúp vua các ngươi. Giúp được việc khó lúc này, để tiếng mai sau, mãi cùng [Đất] nước, cùng hưởng phúc vô cùng.
Phải kính theo dụ này”.
“[Tái bút:] Lại cho hoàng tử thứ ba [Ưng Đăng, từ nay chính thức] sung làm hoàng tử. Lăng mộ đều làm theo tiết kiệm. Về miếu hiệu xưng tôn, trẫm không có công to, không được coi là tổ. Trẫm sẽ nói rõ ở tờ di chúc sau này [:sau đây]” (242).
DI CHÚC (243)
“1. Trong ba (3) người con, thì Ưng Chân đã nói rồi.
Ưng Kỹ người yếu hay ốm, có tâm tật, học chưa thông mà kiêu ngạo, hay bới việc riêng của người khác, cho lạm thẳng, đều không phải là tư chất thuần lương, theo lời phải; sợ bọn ngươi khó lấy lời nói can được.
Duy con út là Ưng Đăng, hầu hạ cẩn thận, biết sợ [trời mà lo cho đời], dạy được, chưa thấy có vết gì, nhưng tuổi còn ít, đương học chưa thông, đương lúc khó khăn này chưa chắc đã am hiểu. Cho nên trẫm cắt bỏ lòng riêng, theo lẽ công, quyết thi hành mưu kế lớn, là vì xã tắc. Nghĩ ơn nuôi nấng hết lòng, không nên để cho phân biệt, nhưng chưa kịp làm, nay cho sung làm hoàng tử, cho đổi tên là Ưng Hỗ. Ngươi, là Ưng Chân, phong cho [Ưng Hỗ] tước công, xây dựng cửa nhà vườn ruộng, phái người cẩn thận sung làm giúp việc, chọn con gái lương gia làm thiếp hầu, khiến cho học hành thông thuần, giữ phú quý mãi.
Anh em các ngươi, biết hoà thuận, yêu mến nhau, trước sau như một, [thì] cũng có thể yên lòng ta nơi chín suối.
2. Điện Hoà khiêm, làm chỗ chôn, sau làm chỗ thờ. Còn Điện Lương khiêm để làm chỗ thờ vọng mẹ ta, [phía] sau cũng đặt một án không, không có bài vị. Bọn ngươi cũng sớm tối dầu chè, thờ phụng cho cẩn thận, cho tấm lòng ngày thường nhờ nhau không quên. Hai nhà từ trước vẫn dùng thì nhà học [phi], thiện [phi], hai phi ở, nhà Minh ôn thì chứa đồ thờ, hoặc tiếp khách, còn thì chia nhau mà ở. Nữ quan thì để lại Thị Kiên, Thị Để, Thị Siêu, Thị Lai, thái giám là Nguyễn Phượng cùng một người cung giám, đủ làm việc. Còn thì để hầu vua nối ngôi. Chúng đều hơi quen.
3. Ngọc trân châu, kim cương, khoảng năm Minh Mệnh, Thiệu Trị mua nhiều, để làm mũ đai vua dùng. Nay thì một tí [cũng] không dùng. Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, những ngọc đem làm đều là đồ cũ. Vua Hạ, vua Vũ ăn mặc tiết kiệm mà sắm mũ áo tế trời đất thì rất tốt đẹp, thực là thế đấy. Trẫm từ trước đến giờ, người yếu, mũ áo ít dùng đã lâu, là ý đã nghĩ đến việc ấy.
Còn việc khâm liệm, [thi hài] vẫn mặc áo khăn thường mà thôi. Tất cả mũ đai châu ngọc là thứ khó mua, để lại cho vua nối ngôi truyền cho con cháu đời đời dùng mãi. Sau có đời nào giàu có thừa thãi thì làm lại.
Phàm là thần tử người nào trái lệnh là bất trung bất hiếu, không có tội nào to lớn hơn nữa, quyết không thể trái được.
Lăng mộ cũng đều theo tiết kiệm, không được trái ý trẫm.
Trẫm có tội với tổ tiên, không dám [được] thờ vào Thế miếu, trước đã nói rồi; chỉ có quan và dân lượng thứ cho. Miếu hiệu đều xưng tông, như phép nhà Hán, không đặt nhiều tên thụy. Trẫm không có công to, không được xưng là tổ; cũng nên theo thế mà làm” (243) .
Đọc xong, mỗi người đều thi lễ, bước đến chiếc án thư chính giữa điện, trước ghế ngọc vua ngồi, kính cẩn đặt xuống hai bản di chiếu, di chúc ấy.
Nhà vua nói, giọng nhỏ yếu, với tất cả thành khẩn, thiết tha:
- Các khanh thấy thế nào? Đây là việc trọng đại quan hệ đến an nguy thiên hạ. Trẫm từ mấy chục năm nay, tự hiểu mình đức mỏng, không có con nối dõi… – Vua Tự Đức nghẹn ngào –. Nhưng thôi… Bây giờ, các khanh cho trẫm biết, di chiếu, di chúc như thế đã được chưa. Trẫm đã suy nghĩ, đắn đo nhiều, trước khi hạ bút.
Cả ba đại thần đều im lặng, không ai không xúc động, đau đớn. Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết hiểu nhà vua cần tham khảo ý kiến một cách cẩn trọng như những lần phải có quyết định trọng đại khác. Họ cũng không dám nói gì. Đợi một lúc lâu, nhà vua hơi quắc mắt giận dỗi. Một lát, vua nói:
- Các khanh có thể lui sau nhà vuông Viện Cơ mật – Thương bạc để bàn luận với nhau. Trẫm biết các khanh cẩn trọng và dè dặt… Thì cứ như thế. Hãy lui sau đó hội ý. Trẫm vẫn ngồi đây chờ các khanh, độ khoảng đọc xong vài ba trang sách.
Những thị vệ mở cửa nhà vuông, sau khi nghiêm chào. Ba đại thần bước vào, ngồi ở hai ghế trường kỉ, giữa họ là chiếc bàn mặt gỗ rộng.
- Hai quan lớn thấy sao? – Quan Văn minh điện đại học sĩ khơi vấn đề –.
Ngẫm nghĩ một lúc, hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Văn Tường nói, giọng trầm hẳn, đầy ưu tư:
- Tôi thấy đoạn răn bảo cho vua nối ngôi Thụy quốc công Ưng Chân, không hợp với bài di chiếu lắm. Dụ răn bảo thì đúng, phải thật, phải cụ thể, nhưng đây là di chiếu, sẽ công bố cho toàn dân thiên hạ, e không hợp (244).
- Tôi nghĩ nên để riêng đoạn ấy vào một bài dụ khác. Không nên không răn bảo. Nhưng ý của quan lớn Bộ Hộ là rất chí lí. – Thượng thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết góp lời –.
- Tôi cũng nhất trí vậy. Và thế thì xin quan Bộ Hộ chấp bút viết cho bản sớ khoảng năm, sáu hàng chữ thôi.
Viết xong bản sớ, họ chuyền tay nhau đọc lại, kí tên vào. Sau đó, cả ba đại thần bước sang Điện Cần chính. Vua Tự Đức đang ngồi trên ghế ngọc, vẫn gương mặt xanh xao, đang tranh thủ đọc, suy nghĩ, châu phê trên các nguyên bản tấu sớ hoặc các phiến tâu (vốn đã tóm lược các bản tấu, sớ từ các tỉnh).
Quan Văn minh điện, quản lí sự vụ Bộ Binh Trần Tiễn Thành tấu trình bản sớ. Vua Tự Đức cau mày, bảo:
- Các khanh nói chí lí. Nhưng không thể bớt đoạn ấy, cũng không sang qua một bản dụ khác. Trẫm đã nghĩ kĩ. Vua nối ngôi phải được trăm quan, bá tánh biết rõ thói hư tật xấu để không thể tái phạm. Thiên hạ, triều thần là tai mắt kiểm sát thường xuyên. Trẫm “nghĩ việc phó thác tôn miếu, xã tắc là việc trọng đại, lo sâu nghĩ xa, cho nên nói khẩn thiết như thế. Đại thần được dự nghe mệnh lệnh dặn lại, phải nên trên thể theo ý […] [trẫm] mà tuyên bố cho mọi người nghe…” (241) . Phải công bố đúng với ý của trẫm như đã viết. – Ngừng lại, vua Tự Đức thoáng một chút đăm chiêu, nghĩ ngợi, rồi lại nói –. Trẫm nói vậy, các khanh phải cố hiểu ẩn ý của trẫm.
Ba đại thần đều hiểu vua Tự Đức từ lâu không muốn lập vua nối ngôi là Ưng Chân, mặc dù cũng từ rất lâu rồi, Ưng Chân đã được chính nhà vua chọn làm hoàng tử trưởng, một chức danh gần như thái tử (người chắc chắn sẽ được nối ngôi). Có một mâu thuẫn vô thức nào đó nhà vua không ý thức rõ rệt chăng? Hay nhà vua ý thức rõ rệt về những khuyết tật lẫn bản tính xấu xa khó sửa chữa của Ưng Chân, muốn đặt ba đại thần lẫn hoàng tộc, thần dân trước một ngã ba chọn lựa, nhưng nhà vua cố giấu? Rõ ràng khi đọc xong di chiếu, di chúc, bất kì người nào cũng nghiêng tình cảm và sự biểu quyết lựa chọn về phía Ưng Đăng, cho dẫu trên minh văn, rõ ràng nhà vua chỉ định Ưng Chân! Vì sự độc lập, tự chủ của Đất nước, vì sự ấm no của nhân dân, và vì sự bền vững của triều Nguyễn, người được chọn nối ngôi phải chính là Ưng Đăng, chứ không phải Ưng Chân hoặc Ưng Kỹ! Phải chăng vua Tự Đức muốn các đại thần, triều thần và hoàng tộc thanh minh cho nhà vua vụ Hồng Bảo bị phế, bằng cách truất phế Ưng Chân, kẻ không xứng đáng làm vua? Nghe nói, trong những ngày nằm trên giường bệnh, nhà vua còn bị ác mộng vì mặc cảm, mặc cảm ấy là do trước đây đã phải quyết định phạt tù anh ruột là Hồng Bảo (đến nỗi Hồng Bảo tự thắt cổ), rồi phải xuống lệnh xét án cháu ruột là Đinh Đạo, và mức án đúng luật là tử hình. Phải vậy chăng? Còn Ưng Chân, phải chăng Ưng Chân đã từ lâu đáng bị trừng phạt theo pháp chế triều Nguyễn, vì thói xấu và sai lầm của bản chất Ưng Chân, mà các đại thần, triều thần sẽ làm rõ sau khi nhà vua băng hà?
Thật không có gì rõ ràng đến mức tuyệt đối! Ba đại thần chỉ mới biết đến di chúc, di chiếu ấy trong sáng hôm nay, chưa đủ thời gian để phân tích, chiêm nghiệm những uẩn khúc. Liệu những phân tích, chiêm nghiệm có sa vào xuyên tạc hay ít ra cũng suy diễn chủ quan?
Không cách nào khác, ba đại thần tuân lời vua Tự Đức bảo, không dám tiếp tục tâu xin gác lại một đoạn di chiếu hoặc đưa đoạn ấy sang một bản dụ răn bảo khác. Cả ba vị quan đều không thể không băn khoăn theo suy nghĩ riêng của mỗi người trước việc trọng đại này. “Trẫm nói vậy, các khanh phải cố hiểu ẩn ý của trẫm”? Vậy là thế nào? Ba đại thần đều băn khoăn.
Trung tuần tháng sáu nguyệt lịch Quý mùi (1883) ấy, vua Tự Đức mệt nặng, chưa bao giờ gương mặt xanh xao, hốc hác và lộ rõ nét đau đớn đến thế. Nhà vua biết mình không thể qua khỏi căn bệnh này, trong hoàn cảnh nước nhà nguy khốn, gay go nhất.
“Đến ngày mười bốn (14) tháng [sáu] ấy, là ngày nhâm tuất, [vua Tự Đức] tuyên triệu Cơ mật viện đại thần là Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vào hầu. Vua ở trong cung, chính tay phê vào tờ di chiếu cho hoàng trưởng tử Thụy quốc công nối ngôi vua” (245) .
Ba đại thần đều rưng rưng nước mắt.
Hai hôm sau, “ngày mười sáu (16), là ngày giáp tí, giờ thìn (7 – 9 giờ sáng), vua [Tự Đức] mất ở Điện chính Kiền thành. [Khi] đặt [thi hài] vào quan tài, hoàng thân và các quan văn võ đều ở cả đấy. [Lúc] mở tờ di chiếu ở Điện Cần chính, vua nối ngôi là hoàng trưởng tử Thụy quốc công khóc lạy, nhận mệnh lệnh vào Điện Hoàng phúc cư tang” (245) .
Cùng với các đại thần và triều thần, thượng thư Bộ Hộ Nguyễn Văn Tường vấn khăn, mặc áo quần chế bằng vải sô trắng, để tang vua Tự Đức. Nhớ đến ân tri ngộ quân phụ – thần tử với bao nhiêu tháng ngày trong suốt chín năm vua tôi gần gũi sớm hôm tại triều, luận bàn việc nước, cũng có khi thân thiết thăm hỏi chuyện con cháu, sức khoẻ, ông bật khóc. Ông cố kìm nén tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ ràn rụa chảy trào.
Hết tệp 5 truyện kí 9
Viết đến dòng chữ này vào lúc 16 giờ 26 phút,
ngày 29.12.2002 (26.11 Nh. ngọ, HB.2),
tại thành phố Hồ Chí Minh.
TRẦN XUÂN AN
(224) Phan Trần Chúc viết theo “Kí ức của khâm sai Huỳnh Côn do Jean Jacnal ghi lại” (Mémoires de S.E. Huỳnh Côn par Jean Jacnal), Vua Hàm Nghi (Nxb. Chính Ký, Hà Nội, 1951), Nxb. Thuận Hóa tái bản, 1995, tr. 4 – 6. Về cuốn sách “Vua Hàm Nghi” của Phan Trần Chúc, tôi đã có dịp phê phán trong các chú thích trước thuộc bộ truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử này.
(225) Châu bản, bản tấu của Nguyễn Văn Tường ngày 10 tháng 08 năm Tứ Đức 26 (1873), dẫn theo: Trần Viết Ngạc, trong tập Các báo cáo khoa học (CBCKH.), Hội thảo khoa học về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Huế, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên – Huế, 02.07.2002., tr. 16.
(226) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 194.
(227) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 194.
(228) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 195.
(229) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 195.
(230) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 191.
(231) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 196.
(232) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 196 – 197.
(233) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 161 – 162.
(234) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 197.
(235) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 197.
(236) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 198.
(237) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 197 – 198.
(238) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 198.
(239) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 165 – 166.
(240) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 198.
(241) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 231.
(242) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 199 – 200.
(243) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 200 – 202.
(244) PCĐTTT., [trong đó có in lại bài viết của Đào Duy Anh trong Tập san “Những người bạn cố đô Huế” (Bulletin des amis du vieux Huế [BAVH.], Cadière làm chủ bút, số 4 – 6/ 1944), bản dịch Bùi Trần Phượng], Nxb. Thuận Hóa, 1992, tr. 71 – 72.
(245) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 198.
Chú thích xong lúc 08 giờ ngày 14.02.2002
(13.01 Quý mùi, năm thứ hai công nguyên Hòa Bình [:HB.2]).
TRẦN XUÂN AN
Ghi chú về tác giả:
Trần Xuân An
(có bài kí bút danh: Trần Ngôn Sử)
Sinh ngày 10. 11. 1956 tại Huế;
Nhân tộc: Kinh (Việt Nam);
Quê gốc: Quảng Trị;
Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt ĐHSP. Huế (1974 – 1978);
Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983;
Hiện nay, chuyên sáng tác, nghiên cứu
(Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM.).
1971, cùng bạn bè chủ trương tập san Đất Vàng, trong giới học sinh ở Tam Kỳ (Quảng Nam – Đà Nẵng), với bút hiệu Huyên Đình (Người Mẹ).
1973, “Tiếng chuông xưa” , bài thơ lãng mạn đầu tiên in trên Tuổi Ngọc.
1975, được tặng thưởng “Một trong mười bài thơ hay nhất trong năm” của báo Văn nghệ Giải phóng.
1991, giải Sáng tạo trẻ, Hội VHNT. Quảng Trị.
DANH MỤC
TÁC PHẨM, SOẠN PHẨM, BIÊN KHẢO
CỦA TÁC GIẢ
(tính đến 2005)
Tác phẩm đã xuất bản và đã đăng kí bản quyền tại Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam:
1. Nắng và mưa, thơ, Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.
http://www.giaodiem.com tháng 7-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
2. Hát chiêu hồn mình, thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap2.blogspot.com/
3. Tôi vẫn ở trên đường, thơ, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1993.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap3.blogspot.com/
4. Lặng lẽ ở phố, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanantthitap4.blogspot.com/
5. Kẻ bị ném vào bão, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap5.blogspot.com/
6. Hát với đời ơi thương mến, thơ, Nxb. Trẻ, 1996.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap6.blogspot.com/
7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1998.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanantruongcatho7.blogspot.com/
8. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.
http://www.giaodiem.com tháng 7-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
Blogger tháng 12-2005
http://tranxuanancmnlamaixanh.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaix2.blogspot.com/
9. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/
10. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/
11. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM.
http://www.giaodiem.com tháng 11-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_index.htm
Blogger tháng 12-2005
http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com/ & … 2a … 2b … 2c …
12. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; NXB. Văn Nghệ TP. HCM., 2005
http://www.giaodiem.com tháng 7-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
Blogger tháng 12-2005
http://tranxuananbinhtho.blogspot.com/
Tác phẩm đã hoàn tất bản thảo:
13. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba).
Website Giao Điểm:
http://www.giaodiem.com tháng 6-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm
14. Thơ những mùa hương, thơ.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanantthitap9.blogspot.com/
http://tranxuananthitap9.blogspot.com/
15. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, thơ.
http://www.giaodiem.com tháng 9-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm
16. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn, 1999.
http://www.giaodiem.com tháng 10-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1005_index.htm
Soạn phẩm biên khảo đã hoàn tất bản thảo:
17. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), thơ – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003.
http://www.giaodiem.com tháng 8-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
18. Tiểu sử biên niên Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – “kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp” (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001.
19. Những trang Đại Nam thực lục về Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.
20. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), “những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được”, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003. Website Giao Điểm:
http://www.giaodiem.com
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_index.htm
21. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004.
http://www.giaodiem.com tháng 9-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm
Địa chỉ:
71B Phạm Văn Hai,
Phường 3, quận Tân Bình
(cửa hiệu PHAN HUYÊN)
TP. HCM.
ĐT.: 08.8453955
& 0908 803 908
Email: tranxuanan_vn@yahoo.com
TRUY CẬP THÊM CÁC ĐỊA CHỈ WEBs/ BLOGs
(xin bấm vào LINKs sau đây):
http://tranxuananthitap9.blogspot.com/
http://tacphamtranxuanangiaodiem.blogspot.com/
http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/
http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/
http://tranxuanantthitap4.blogspot.com/
http://tranxuananthitap3.blogspot.com/
http://tranxuananthitap6.blogspot.com/
http://tranxuanantthitap9.blogspot.com/
http://tranxuananthitap2.blogspot.com/
http://tranxuanantruongcatho7.blogspot.com/
http://tranxuananthitap5.blogspot.com/
http://tranxuanantthitap1.blogspot.com/
http://tranxuanantieuluan.blogspot.com/
http://tranxuanantieuluan9b.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaixanh.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaix2.blogspot.com/
http://tranxuananbinhtho.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2c.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt3a.blogspot.com/
HOẶC CÓ THỂ BẤM VÀO DÒNG CHỮ
WIEW MY COMPLETE PROFILE
Ở BẢNG ABOUT ME
[ có thể xem như trang chủ { # homepage # } ] –
http://www.blogger.com/profile/14904482
– ĐỂ TỪ CÁC ĐƯỜNG LINKs TẠI ĐÓ,
ĐỌC NHỮNG TÁC PHẨM KHÁC CỦA TÁC GIẢ
TRÊN WEBs / BLOGGER.
NGOÀI RA, CÓ THỂ TRUY CẬP THÊM
CÁC TÁC PHẨM SÁNG TÁC, KHẢO LUẬN, BIÊN SOẠN
CỦA TÁC GIẢ
TRÊN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ GIAO ĐIỂM
(xin bấm vào các đường LINKs sau đây):
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1005_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_txa-ky-content.htm
Trân trọng và cảm ơn.
Tác giả,
Trần Xuân An
Hết tệp 6
(phân đoạn 6)
- trọn truyện kí 9.
Xin xem tiếp tệp 7
(phân đoạn 1, truyện kí 10)
thuộc TẬP III bộ sách “PCĐT. NVT.”,
blog B :
http://tranxuananpcdtnvt3b.blogspot.com/